Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường Vành đai 4- Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ năm - 23/05/2024 15:26
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
(CTT-Đồng Nai) - Đường Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh là tuyến đường huyết mạch kết nối các tỉnh Vùng Đông Nam bộ. Do đó, các địa phương trong vùng đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để sớm khởi công dự án.
Đường Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh có điểm cuối tuyến là vị trí trước mố cầu Thủ Biên, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu.
Đường Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh có điểm cuối tuyến là vị trí trước mố cầu Thủ Biên, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu.

Chọn đơn vị tư vấn tổng thể
Đường Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2011. Tuyến đường này sẽ đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố bao gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An.
Về phương thức triển khai, các địa phương đã thống nhất mỗi địa phương sẽ làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện các đoạn qua địa bàn.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh được giao là cơ quan đầu mối tổng hợp việc triển khai thực hiện dự án. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan điều phối chung. Dự án qua nhiều địa phương nên việc có đơn vị tư vấn tổng thể sẽ đảm bảo thống nhất về mặt kỹ thuật và các yếu tố liên quan phương án tài chính của các dự án thành phần theo phương thức đầu tư đối tác công tư (PPP).

Đầu tháng 5 vừa qua, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản chấp thuận chủ trương sử dụng ngân sách thành phố để thuê đơn vị tư vấn thực hiện rà soát, lập báo cáo đánh giá tổng thể, nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho dự án đường Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, chi phí thuê đơn vị tư vấn tổng thể sẽ được tính vào tổng mức đầu xây dựng trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư đường Vành đai 4- Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua địa bàn thành phố , do UBND Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ quan có thẩm quyền.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao Sở Giao thông vận tải thành phố khẩn trương chủ trì, phối hợp Sở giao thông vận tải các tỉnh: Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các sở ngành liên quan của thành phố trao đổi thống nhất, xác định các vấn đề liên quan (nội dung công việc, tiến độ thực hiện, sản phẩm đầu ra...) để giao nhiệm vụ cho đơn vị tư vấn tổng thể thực hiện; tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn tổng thể theo đúng quy định hiện hành.

Đề xuất các giải pháp hỗ trợ
Do tổng mức đầu tư lớn, do đó, các địa phương có tuyến đương Vành đai 4- Thành phố Hồ Chí Minh đi qua đã thống nhất sẽ thực hiện đầu tư phân kỳ đối với dự án. Cụ thể, ở giai đoạn 1 sẽ đầu tư 4 làn xe và sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng một lần với quy mô 8 làn xe.

Ở giai đoạn 1, sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 8 làn để thuận lợi cho việc mở rộng trong tương lai. Tổng mức đầu tư dự án Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1 sơ bộ khoảng hơn 127 ngàn tỷ đồng.

Tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ lần thứ 3 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 5-5, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng đề nghị trung ương hỗ trợ 50% phần vốn giải phóng mặt bằng cho Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai; 75% đối với Long An; Thành phố Hồ Chí Minh xin tự cân đối vốn.

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, trong quá trình chuẩn bị, các địa phương nhận thấy chưa có cơ chế cho địa phương được sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh, và cơ chế sử dụng ngân sách của địa phương này cho địa phương khác.

Từ đó, ông Phan Văn Mãi đề nghị chấp thuận giao Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và các bộ ngành, địa phương để xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho Dự án đường Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh (vận dụng một số cơ chế chính sách đặc thù khi thực hiện Dự án đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh).

Về phía tỉnh Đồng Nai, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cũng kiến nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua nghị quyết cơ chế đặc thù cho dự án. Đặc biệt là đề xuất nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% nguồn vốn tham gia của ngân sách nhà nước cho dự án. Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cầu Thủ Biên, một hạng mục thuộc Dự án đường Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả: Vĩnh Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây