Xây dựng vùng nguyên liệu có chứng chỉ rừng bền vững

Thứ hai - 16/12/2024 10:08
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
(CTT-Đồng Nai) - Vừa qua, Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (VFCO) phối hợp cùng với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai tổ chức diễn đàn Phát triển vùng nguyên liệu có chứng chỉ rừng và đáp ứng yêu cầu EUDR. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân trồng rừng và đại diện đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đại diện cơ quan chuyên môn trả lời những thắc mắc của người dân doanh nghiệp.
Đại diện cơ quan chuyên môn trả lời những thắc mắc của người dân doanh nghiệp.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã nghe trao đổi một số chủ đề như: cơ hội và thách thức trong thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng và đáp ứng yêu cầu Quy định sản xuất hàng hóa không gây mất rừng của châu Âu (EUDR) tại tỉnh Đồng Nai; hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia VFCS/PEFC, giới thiệu, các bước thực hiện và nền tảng đáp ứng EUDR; các yêu cầu và các điểm chưa phù hợp phổ biến trong chứng nhận quản lý rừng bền vững theo VFCS/PEFC cho các chủ rừng... Bên cạnh đó, các đại biểu đã chia sẻ về kinh nghiệm thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, sự chuẩn bị thích ứng yêu cầu EUDR tại Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai; kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung nguyên liệu bền vững và đáp yêu cầu EUDR của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. Các hộ dân trồng rừng và doanh nghiệp sản xuất cũng đã đặt ra một số thắc mắc, kiến nghị dành cho đơn vị quản lý liên quan đến việc hỗ trợ thực hiện chứng chỉ rừng; các giải pháp để thúc đẩy sản xuất bền vững...

Một hộ dân trồng rừng trao đổi tại hội thảo
Một hộ dân trồng rừng trao đổi tại hội thảo

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, tỉnh có khoảng 18 ngàn héc ta cây keo lai, trong đó có 10 ngàn héc ta đã được cấp chứng chỉ FSC; Đồng Nai cung có 40 ngàn héc ta cao su, hàng năm có số lượng lớn cây đến tuổi thanh lý là nguồn cung cấp gỗ cho các cơ sở sản xuất. Do đó việc phát triển vùng nguyên liệu gỗ bền vững là rất quan trọng, phục vụ cho hàng trăm doanh nghiệp chế biến gỗ của địa phương; nhiều doanh nghiệp trong số đó tham gia xuất khẩu với quy mô xuất khẩu hàng năm đứng thứ 2 cả nước.

Tác giả: Bảo Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây