Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Số ca mắc bệnh tay chân miệng gia tăng

(CTT-Đồng Nai) - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 6,3 ngàn ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, số ca mắc sốt xuất huyết giảm mạnh so với cùng kỳ.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thăm khám cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thăm khám cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng

Thực hiện vệ sinh sạch sẽ, phát quang bụi rậm

Các địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng cao là TP.Biên Hòa, các huyện: Long Thành, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu.

BS Phan Văn Phúc, Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết, thời điểm này, tất cả học sinh đều đã đi học. Các em thường xuyên tiếp xúc với nhau nên dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh tay chân miệng trong các trường học.

Vì vậy, phụ huynh và các giáo viên cần chú ý vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, dạy trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân để tránh lây nhiễm bệnh tay chân miệng.

Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, hiện đã bước vào cao điểm mùa mưa, thời tiết trong ngày thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi, phát triển.

Vì thế, các gia đình nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sân vườn sạch sẽ, diệt lăng quăng, diệt muỗi, ngủ mùng, mặc quần áo dài tay… để tránh bị muỗi đốt.

Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Ngày thứ bảy xanh, sạch, đẹp”, phát quang bụi rậm, đổ hết các vật dụng chứa nước đọng, phun thuốc diệt muỗi… để hạn chế số ca mắc sốt xuất huyết.

Người dân khi có dấu hiệu sốt cao khó hạ, người mệt mỏi, chán ăn, đau đầu… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám, điều trị, tránh tình trạng tự ý truyền nước không đúng cách có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Bác sĩ dặn dò phụ huynh cách chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết
Bác sĩ dặn dò phụ huynh cách chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết

Nhiều biến chứng nguy hiểm

BS Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng diễn ra quanh năm, trong đó cao điểm từ tháng 9 đến tháng 12. Tại Đồng Nai đã ghi nhận cả 4 tuýp sốt xuất huyết.

Trẻ mắc tay chân miệng khi có biểu hiện sốt cao, nôn ói nhiều dễ dẫn đến biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp, thường xuất hiện sớm khoảng từ ngày 2 - 5 của bệnh.

Những biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng có thể kể tới là viêm não - viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong trường hợp không gặp biến chứng, trẻ có thể hồi phục hoàn toàn từ 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát.

Những triệu chứng nhận biết của biến chứng tay chân miệng mà phụ huynh cần chú ý gồm: Trẻ giật mình chới với; ngủ nhiều, li bì; run tứ chi, đi đứng loạng choạng, yếu tay, yếu chân; thở mệt; quấy khóc; da nổi bông, lạnh tứ chi; mạch nhanh; huyết áp cao.


Các bác sĩ lưu ý, khi trẻ mắc tay chân miệng, nhiều phụ huynh thường sử dụng thuốc xanh để bôi lên các nốt phỏng nước. Điều này không nên vì sẽ khiến hình dạng nốt bị che khuất, bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thêm vào đó, không ít cha mẹ lại dùng kháng sinh để trị bệnh cho con mà không hề biết trường hợp bệnh không bội nhiễm thì thuốc kháng sinh không có tác dụng. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hơn nữa, còn làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh khiến việc điều trị bệnh lý chung sau này gặp không hiệu quả.

Sử dụng vitamin trong thời gian trẻ bị chân tay miệng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ cũng là điều không cần thiết.

Nhiều phụ huynh còn kiêng tắm khi trẻ mắc tay chân miệng. Điều này là không cần thiết vì không tắm có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, gãi nhiều khiến nốt phỏng bị vỡ, dẫn đến nhiễm trùng. Thời gian mắc bệnh trẻ có thể tắm như bình thường nhưng cần tắm nước ấm, ở nơi kín gió.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu với bệnh tay chân miệng, xử trí chủ yếu là giải quyết triệu chứng. Nếu trẻ sốt và đau, có thể sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen. Tăng cường bù nước, điện giải để tránh tình trạng mất nước.

Với trẻ tay chân miệng cần cho trẻ nghỉ học khoảng 10 ngày, hạn chế tiếp xúc với các trẻ khỏe mạnh khi ở chung nhà vì bệnh rất dễ lây lan.

Khi bé có những biểu hiện ban đầu của bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín khám và điều trị sớm, tránh gây ra những biến chứng tay chân miệng nguy hiểm.
Bác sĩ lưu ý phụ huynh những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Bác sĩ lưu ý phụ huynh những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Bảo Ngọc

Atlas tỉnh Đồng Nai

Cổng TTĐT Chính phủ

Số lượt truy cập

Save Conflict. Your changes conflict with those made concurrently by another user. If you want your changes to be applied, click Back in your Web browser, refresh the page, and resubmit your changes.Trong ngày:
Tất cả:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Kim Long – Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Địa chỉ: Số 02 đường Nguyễn Văn Trị, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (0251).3847292.
Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai" hoặc "CTT-Đồng Nai" hoặc "www.dongnai.g​ov.vn" khi ​phát hành lại thông tin từ các nguồn này.​

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang