Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Phát triển cây ăn trái, cây công nghiệp chủ lực

(CTT-Đồng Nai) - Theo Kế hoạch Phát triển cây ăn trái và cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và 2030. Đến năm 2025, tổng diện tích cây ăn trái của tỉnh khoảng 75 ngàn hécta.

Vùng chuyên canh trồng mít của huyện Xuân Lộc. Ảnh: Song Lê
Vùng chuyên canh trồng mít của huyện Xuân Lộc. Ảnh: Song Lê

Quan điểm nhằm phát triển cây ăn trái, cây công nghiệp chủ lực phù hợp với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phát triển cây ăn trái, cây công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành các vùng sản xuất cây ăn trái, cây công nghiệp chủ lực tập trung, quy mô lớn, gắn với phát triển công nghệ chế biến, chế biến sâu đa dạng hóa sản phẩm và thị trường tiêu thụ, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu phát triển tập trung, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng cây ăn trái, cây công nghiệp chủ lực; đẩy mạnh liên kết tại vùng sản xuất tập trung; áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm. Phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn trái, cây công nghiệp chủ lực trên thị trường. Xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, tăng giá trị xuất khẩu; huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển sản xuất, chế biến sản phẩm cây ăn trái, cây công nghiệp chủ lực.
 
Cụ thể, đến năm 2025, tổng diện tích cây ăn trái của tỉnh khoảng 75 ngàn hécta, sản lượng 1,5 triệu tấn; đến năm 2030 là 84 ngàn hécta, đạt gần 2,3 triệu tấn/năm, tập trung vào 5 loại cây chủ lực gồm: xoài, sầu riêng, chuối, bưởi, mít. Chú trọng thực hiện các giải pháp ứng dụng IPHM (Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp); sử dụng giống chất lượng cao trong trồng mới, tái canh; sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP hoặc tương đương; sản xuất theo hướng hữu cơ và hữu cơ. Kế hoạch cũng đưa ra mục tiêu về tỷ lệ cây ăn trái chủ lực được cấp mã số vùng trồng; tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết; dược lắp đặt hệ thống tưới tiêu tiên tiến; tỷ lệ chế biến sản phẩm...

Với nhóm cây công nghiệp chủ lực tập trung vào các loại cây gồm: cao su, điều, cà phê, tiêu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh còn hơn 82,4 ngàn hécta, đến năm 2030 còn khoảng 77,1 ngàn hécta.
 
Kế hoạch cũng đưa ra những nội dung cụ thể trong công tác tuyên truyền, tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm sơ chế, bảo quản và chế biến; ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; xây dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm; các chính sách thu hút đầu tư... Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trên.
Song Lê

Chuyển Đổi Số

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Kim Long – Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Địa chỉ: Số 02 đường Nguyễn Văn Trị, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (0251).3847292.
Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai" hoặc "CTT-Đồng Nai" hoặc "www.dongnai.g​ov.vn" khi ​phát hành lại thông tin từ các nguồn này.​

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang