Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp văn hóa

Thứ năm - 10/10/2024 14:58
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
(CTT-Đồng Nai) - Theo quy hoạch phát triển hạ tầng văn hóa, thể dục thể thao (TDTT) đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, các thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh được đầu tư, nâng cấp đảm bảo đáp ứng nhu cầu của Nhân dân; đồng thời, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của các thiết chế.

Bên cạnh đó, quy hoạch tỉnh Đồng Nai còn chú trọng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là du lịch văn hóa.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Thị Ngọc Loan (giữa) kiểm tra dụng cụ thể dục thể thao tại nhà văn hóa xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Thị Ngọc Loan (giữa) kiểm tra dụng cụ thể dục thể thao tại nhà văn hóa xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom

Quy hoạch đất xây dựng thiết chế văn hóa

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Thị Ngọc Loan cho hay, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã và đang được quan tâm đầu tư, nâng cấp thường xuyên, về cơ bản đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, rèn luyện thể chất của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 11 trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao; 154/170 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa, thể thao - học tập cộng đồng; 859/928 ấp, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao và 14 nhà văn hóa dân tộc.

Công tác quy hoạch, bố trí đất và xây dựng các công trình thể dục, thể thao (TDTT) phục vụ hoạt động thể thao quần chúng được triển khai từ tỉnh đến cơ sở. 100% huyện, thành phố đã thực hiện quy hoạch đất cho TDTT (trung bình đạt 2,35m2/người). Các trung tâm, điểm hoạt động vui chơi giải trí, tham quan du lịch phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT cho các tầng lớp nhân dân được khuyến khích thành lập và không ngừng gia tăng. Nhiều địa phương thực hiện tốt các hình thức xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, cung ứng các dịch vụ thể thao.

Theo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Định Quán, công tác xã hội hóa tại hệ thống thiết chế văn hóa đã và đang được địa phương đẩy mạnh. Trên địa bàn huyện có 7/13 trung tâm văn hóa, thể thao - học tập cộng đồng đã thực hiện được công tác xã hội hóa, trên 50% số nhà văn hóa đã vận động được nguồn lực cho việc sửa chữa, mua sắm trang thiết bị… phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, luyện tập TDTT của người dân.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất Trần Đức Hòa cho biết, việc quy hoạch đất xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện Thống Nhất thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Bởi vậy, địa phương đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp về công tác quy hoạch đất xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở. Trong đó, đến năm 2030, đất xây dựng cơ sở văn hóa là 25,98 hécta, chiếm 1,13% đất phát triển hạ tầng, tăng 0,24 hécta so với năm 2020; đất xây dựng cơ sở TDTT là 11,42 hécta, chiếm 0,5% phát triển hạ tầng, tăng 0,31 hécta so với năm 2020.

Vườn quốc gia Cát Tiên, huyện Tân Phú là điểm đến thu hút du khách, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa
Vườn quốc gia Cát Tiên, huyện Tân Phú là điểm đến thu hút du khách, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Quảng bá, phát triển công nghiệp văn hóa

Với nguồn tài nguyên phong phú, Đồng Nai có nhiều thế mạnh để phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp văn hóa, tạo ra sức sống mới cho di sản, khai thác tốt vốn văn hóa truyền thống, tôn vinh các nghề thủ công, ẩm thực. Trong đó, Đồng Nai chú trọng phát triển du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nghề truyền thống…

Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2024, du lịch Đồng Nai đón khoảng 2,7 triệu lượt khách, tăng 21% và doanh thu dịch vụ du lịch đạt 1,8 tỷ đồng, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, Đồng Nai đã huy động trên 1 ngàn tỷ đồng vốn ngoài Nhà nước để đầu tư nâng cấp khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch và bổ sung các dịch vụ vui chơi giải trí, đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh đó, Đồng Nai đã quy hoạch 129 vị trí để mời gọi đầu tư phát triển du lịch trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, để thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đảm bảo chất lượng và hiệu quả, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Thị Ngọc Loan cho biết, trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tăng cường quảng bá, giới thiệu về văn hóa, con người Đồng Nai; gắn kết chặt chẽ giữa khai thác các giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch. Đồng thời, ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ trong sản xuất sản phẩm, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của Nhân dân.

Tác giả: Hòa Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây