Trong kế hoạch, UBND tỉnh đặt mục tiêu thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với 100% cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành do các cơ quan, đơn vị, địa phương đang quản lý tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử. 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của tỉnh.
100% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, không phải cung cấp lại. Kết nối chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Cùng với đó, triển khai nhân rộng hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ đến tối thiểu 20% UBND cấp xã. 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước, hồ sơ đặc thù).
Kế hoạch cũng đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện đồng bộ 6 nội dung trọng tâm của cải cách hành chính, gồm: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.
Qua đó, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, dân chủ, công khai, minh bạch, liêm chính, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp sau khi sáp nhập tỉnh và phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Cải thiện toàn diện các chỉ số đánh giá cải cách hành chính, nhất là các chỉ số PAR INDEX, PAPI, SIPAS, PCI, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao mức độ hài lòng và niềm tin của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đối với chính quyền các cấp trong tỉnh sau sáp nhập.
Tác giả: Hồ Thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hôm nay
Tổng lượt truy cập