Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Gia tăng bệnh nhân nhập viện do bệnh tiêu chảy

(CTT-Đồng Nai) - Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai ghi nhận hơn 1,4 ngàn lượt bệnh nhi đến khám, nhập viện do bệnh lý tiêu hóa, trong đó chủ yếu là bệnh tiêu chảy.
Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm bệnh nhân dễ mắc bệnh tiêu chảy nhất
Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm bệnh nhân dễ mắc bệnh tiêu chảy nhất

Bác sĩ chuyên khoa I Mạc Quốc Dũng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, mỗi ngày khoa tiếp nhận và điều trị nội trú cho từ 15-20 bệnh nhi bị bệnh tiêu chảy, phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi, tăng cao so với thời điểm trước Tết Nguyên đán 2024.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy là trẻ bị nôi ói, đau bụng, đau từng cơn và tiêu chảy, có thể kèm sốt hoặc không sốt, có thể đi cầu phân nhầy có máu. Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng kể trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng. Bởi có những trường hợp nhập viện trong tình trạng sốt cao, lừ đừ, mệt lả do ở nhà đã đi phân lỏng 5-6 lần/ngày trong vòng 2-3 ngày.

Tiến sĩ - bác sĩ Đặng Ngọc Qúy Huệ, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cho hay, nguyên nhân dẫn đến gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ là do thời tiết nắng nóng, thực phẩm không được bảo quản đúng cách dễ bị ôi, thiu, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài thức ăn do các gia đình nấu nướng và sử dụng hàng ngày, nhiều trẻ có thói quen ăn vặt, ăn các loại thức ăn chế biến sẵn, bày bán ở bên ngoài, những loại thức ăn này để lâu ngày, không bảo quản đúng cách cũng dẫn đến nhiễm khuẩn.

Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Nếu bị vi khuẩn tấn công vào cơ thể rất dễ dẫn đến các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa. Nhiều gia đình vì nhiều lý do khác nhau, không đưa con đến bệnh viện kịp thời để trẻ đi lỏng nhiều lần trong ngày dẫn đến mất nước, dẫn đến suy kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bác sĩ Mạc Quốc Dũng lưu ý, khi trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh cần phải cho trẻ ăn uống bình thường theo chế độ dinh dưỡng của từng lứa tuổi, hạn chế những thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ. Bữa ăn của trẻ nên được chia nhiều cữ trong ngày, mỗi lần ăn vừa đủ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Chú ý bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước lọc, ăn cháo, uống sữa, dung dịch bù nước điện giải Oresol…Không tự ý sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy ở trẻ em khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám bệnh cho một bệnh nhi bị tiêu chảy điều trị nội trú tại bệnh viện
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám bệnh cho một bệnh nhi bị tiêu chảy điều trị nội trú tại bệnh viện

Để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa, tiến sĩ - bác sĩ Đặng Ngọc Quý Huệ khuyến cáo người dân cần lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng. Chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, còn tươi, mới sản xuất, không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng hay bị đổi màu, hư hỏng. Quá trình chế biến thực phẩm cũng phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, chỉ nên chế biến lượng thức ăn vừa đủ dùng trong một bữa ăn. Tất cả mọi người nên ăn chín, uống chín, không nên ăn thức ăn sống, hạn chế cho trẻ sử dụng nước uống có ga, giảm đồ ăn lạnh. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ, không để chung thực phẩm tươi sống và thực phẩm nấu chín. Thức ăn đã nấu chín để trong tủ lạnh không quá 24 giờ. Các loại thịt khi mua về cần sơ chế sạch và bảo quản trong ngăn đá.

Người lớn cũng cần hướng dẫn trẻ vệ sinh tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc nước diệt khuẩn sau mỗi lần đi vệ sinh, trước khi ăn uống để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Khi có trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, bác sĩ Huệ hướng dẫn người dân cần sơ cứu, kích thích gây nôn để người bị ngộ độc nôn hết những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất thải nôn ra mà không bị trào ngược vào phổi, không gây sặc cho người bệnh. Với người bệnh bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở. Nhanh chóng liên hệ với nhân viên y tế để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu, điều trị. Giữ và bảo quản lạnh thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm để gửi mẫu kiểm nghiệm tìm nguyên nhân. Không sử dụng thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và cảnh báo những người thân xung quanh.
Việt Anh

Atlas tỉnh Đồng Nai

Cổng TTĐT Chính phủ

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Kim Long – Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Địa chỉ: Số 02 đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (0251).3847292.
Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai" hoặc "CTT-Đồng Nai" hoặc "www.dongnai.g​ov.vn" khi ​phát hành lại thông tin từ các nguồn này.​

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang