Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Thứ sáu - 07/06/2024 13:54
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
(CTT-Đồng Nai) - Thông tin từ huyện Long Thành, những năm qua, huyện đã tích cực triển khai các giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả Nghị định số 98 ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Một trang trại nuôi vịt tại xã Tam An, huyện Long Thành
Một trang trại nuôi vịt tại xã Tam An, huyện Long Thành

Toàn huyện hiện có 30 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động với tổng vốn điều lệ là 67.872 triệu đồng; số thành viên là 11.385 người; số lao động là 1.132 người.

Điển hình như: Hợp tác xã Nông nghiệp công nghiệp cao Long Thành Phát xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gà bền vững với Công ty TNHH Koyu & Unitek, Công ty TNHH De Heus; Hợp tác xã Nông sản sạch Bàu Tre phát triển mô hình du lịch sinh thái vườn...

Các HTX dịch vụ nông nghiệp ngày càng mạnh dạn hơn trong việc đầu tư mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ cho hộ thành viên như cung ứng phân bón, mua bán trái cây, đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của thành viên và người lao động của HTX.

Huyện hiện có 137 trang trại, bao gồm 118 trang trại chăn nuôi, 12 trang trại trồng trọt, 2 trang trại tổng hợp và 5 trang trại nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển của các trang trại trên địa bàn huyện thời gian qua đã tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động lớn ở nông thôn, nâng cao thu nhập cho các chủ trang trại. Song song đó, các chủ trang trại ngày càng quan tâm đến khoa học kỹ thuật, chủ động áp dụng nhiều giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền vững.

Cùng với đó, thời gian qua, việc chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từng bước được đẩy mạnh. Cụ thể, đối với trồng trọt, khâu làm đất tỷ lệ cơ giới hóa, khâu tưới, khâu thu hoạch; khâu vận chuyển đạt 100%; tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản và khâu chăm sóc; các cơ sở quy mô trang trại đều áp dụng quy trình chăn nuôi hầu hết ứng dụng công nghệ cao, tỷ lệ cơ giới hóa trên 90%.

Nhiều dự án, mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao, như: mô hình sản xuất rau, quả công nghệ cao của Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco thuộc Tập đoàn Vingroup ở ấp 5, xã Long Phước với quy mô diện tích khoảng 86 ha; mô hình nuôi và sản xuất lươn giống an toàn ứng dụng công nghệ cao và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành, ở ấp 5 xã Phước Bình…

Cũng theo huyện Long Thành, thời gian tới huyện tiếp tục có giải pháp phát triển các mô hình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái; tăng cường các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của địa phương; hỗ trợ các mô hình chuyển giao công nghệ sơ chế biến và bảo quản nông lâm thủy sản; đào tạo nghề, chuyên môn kỹ thuật cho lao động của các cơ sở…

Tác giả: Trang Thư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây