(CTT – Đồng Nai) - Đoàn công tác tỉnh Đồng Nai do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Quản Minh Cường làm trưởng đoàn vừa trải qua chuyến thăm, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố biển Kobe của Nhật Bản. Cùng tham gia đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng, phó trưởng đoàn cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Đón tiếp đoàn công tác của tỉnh, ông Masao Imanishi, Phó thị trưởng thành phố Kobe nhận định, tỉnh Đồng Nai và thành phố Kobe có những điểm tương đồng, đang đi theo định hướng “thành phố vì toàn cầu” với những mục tiêu cụ thể như: tập trung phát triển công nghiệp xanh, thông minh; quan tâm đến các chương trình bảo vệ môi trường vì tương lai phát triển bền vững; là nơi lý tưởng để các chuyên gia, sinh viên và người lao động đến làm việc, nghiên cứu, học tập và sinh sống…
Đi thực tế tại nhà máy xử lý nước thải và sản xuất khí Hydro Hygashinada. Ảnh: Xuân Nương
Đi thực tế tại nhà máy xử lý nước thải và sản xuất khí Hydro Hygashinada. Ảnh: Xuân Nương
Trong khuôn khổ chương trình tham quan, Đoàn đã đến các điểm điển hình, đặc trưng về phát triển xanh của Kobe gồm: Hệ thống đồng phát Hydro và kho cảng tiếp nhận hydro hoá lỏng đầu tiên trên thế giới (Hy Touch Kobe). Đây là 2 dự án thuộc Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki đầu tư và đang vận hành với mục tiêu chính là cung cấp, sử dụng hydro hóa lỏng thay thế cho các nguồn năng lượng không tái tạo, đảm bảo mục tiêu thực hiện Net-zero theo lộ trình.
Hình ảnh tại Kho cảng Hydro hóa lỏng. Ảnh: Xuân Nương
Hình ảnh tại Kho cảng Hydro hóa lỏng. Ảnh: Xuân Nương
Cụ thể, Minatojima Clean Center, nơi xử lý rác an toàn bằng hệ thống lò đốt hiện đại với công nghệ tiên tiến nhằm phát điện từ nguồn năng lượng sinh ra trong quá trình xử lý rác; Nhà máy xử lý nước thải Higashinada, nơi xử lý nước thải sinh hoạt của một bộ phận dân cư thành phố Kobe; một số khu công nghiệp thuộc dự án phát triển thành phố mới Kobe trong đó bao gồm các phân khu được bố trí khoa học: phân khu nghiên cứu và phát triển (R&D park) liền kề khu dân cư phức hợp, tập hợp các công ty hoạt động nghiên cứu và phát triển; khu công nghệ cao Kobe tiếp giáp đường cao tốc, tập hợp các nhà sản xuất đa dạng hóa và phát triển ngành công nghiệp; Khu hậu cần Kobe Techno tiếp giáp khu công nghiệp và khu phân phối, thu hút các tiện ích thuận tiện gần nhà ga.
Trong khuôn khổ chương trình tham quan, Đoàn đã đến các điểm điển hình, đặc trưng về phát triển xanh của Kobe gồm: Hệ thống đồng phát Hydro và kho cảng tiếp nhận hydro hoá lỏng đầu tiên trên thế giới (Hy Touch Kobe), hai dự án thuộc Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki đầu tư và đang vận hành với mục tiêu chính là cung cấp, sử dụng hydro hóa lỏng thay thế cho các nguồn năng lượng không tái tạo, đảm bảo mục tiêu thực hiện Netzero theo lộ trình. Mô hình Minatojima Clean Center, nơi xử lý rác an toàn bằng hệ thống lò đốt hiện đại với công nghệ tiên tiến nhằm phát điện từ nguồn năng lượng sinh ra trong quá trình xử lý rác. Nhà máy xử lý nước thải Higashinada, nơi xử lý nước thải sinh hoạt của một bộ phận dân cư thành phố Kobe. Một số khu công nghiệp thuộc dự án phát triển thành phố mới Kobe trong đó bao gồm các phân khu được bố trí khoa học: phân khu nghiên cứu và phát triển (R&D park) liền kề khu dân cư phức hợp, tập hợp các công ty hoạt động nghiên cứu và phát triển; khu công nghệ cao Kobe tiếp giáp đường cao tốc, tập hợp các nhà sản xuất đa dạng hóa và phát triển ngành công nghiệp; Khu hậu cần Kobe Techno tiếp giáp khu công nghiệp và khu phân phối, thu hút các tiện ích thuận tiện gần nhà ga.
Tham quan và nghe thuyết minh quy trình phát điện từ công nghiệ xử lý rác bằng phương pháp lò đốt. Ảnh: Xuân Nương
Tham quan và nghe thuyết minh quy trình phát điện từ công nghiệ xử lý rác bằng phương pháp lò đốt. Ảnh: Xuân Nương
Trên cơ sở trình bày chi tiết và hướng dẫn tham quan thực tế của đội ngũ trực tiếp quản lý, vận hành các mô hình nêu trên, các thành viên trong Đoàn công tác của tỉnh Đồng Nai đã quan tâm đặt nhiều câu hỏi, cùng trao đổi, làm rõ những điểm mới, kết quả thành công, những điểm mới và các chỉ tiêu tăng trưởng xanh đã đạt được của thành phố Kobe nhằm gợi ý cho hướng phát triển tại Đồng Nai.
Quy trình xử lý rác để phát điện. Nguồn: Minatojima Clean Center, thành phố Kobe. Ảnh: Xuân Nương
Quy trình xử lý rác để phát điện. Nguồn: Minatojima Clean Center, thành phố Kobe. Ảnh: Xuân Nương
Đại diện chính quyền thành phố Kobe cho biết, với vai trò quản lý nhà nước, chính quyền tổ chức liên kết giữa các hoạt động: xử lý rác thải dùng để phát điện, dùng điện vận hành hệ thống xử lý nước thải, nước thải sau xử lý dùng để vận hành hệ thống dập bụi khi đốt rác và nước thải từ nhà máy xử lý rác lại tiếp tục chuyển qua nhà máy xử lý nước thải để xử lý; khí sinh ra từ quá trình xử lý sinh học đối với nước thải và bùn phát sinh (biogas) dùng làm năng lượng cho phương tiện vận tải, chất đốt sinh hoạt...; nước sau xử lý tái sử dụng tưới cây trồng tạo cảnh quan, phục vụ cho phòng cháy chữa cháy, v.v... Đây chính là nội dung quan trọng của kinh tế tuần hoàn, cộng sinh công nghiệp mà tỉnh Đồng Nai đang quan tâm để triển khai mô hình khu công nghiệp xanh/khu công nghiệp sinh thái. Điểm khác biệt với các khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay là toàn bộ các hoạt động liên quan đến xử lý chất thải, tái tạo năng lượng, cung cấp nguyên liệu tái sử dụng hoặc tái chế và các hoạt động liên quan phục vụ nghiên cứu và sản xuất công nghiệp được vận hành tại khu hậu cần, các nhà đầu tư trong khu công nghiệp chỉ tuân thủ các quy chuẩn theo quy định quốc gia và thực hiện một số cam kết khi tham gia các chương trình được đề xuất tại các khu công nghiệp.
Thay mặt tỉnh Đồng Nai, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn công tác Quản Minh Cường hoan nghênh các nhà đầu tư, chuyên gia Nhật Bản nói chung và thành phố Kobe nói riêng đã đến hợp tác đầu tư, nhân rộng các sáng kiến, giải pháp bảo vệ môi trường vì mục tiêu chung giảm thiểu carbon theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam và Nhật Bản đã tham gia, hiện thực hóa nội dung ghi nhớ mà các bên đã ký kết.