Chăm lo bồi dưỡng giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Thứ ba - 10/10/2023 09:45
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
(CTT- Đồng Nai) – Ông Huỳnh Ngọc Nhuận, ngụ xã Tân Hiệp, H.Long Thành luôn là tấm gương sáng mẫu mực trong giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc…từ chính hoạt động thực tiễn phong phú của mình.
Bà Đặng Thị Ngữ, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hiệp tặng quà động viên đảng viên Huỳnh Ngọc Nhuận nhân dịp kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9
Bà Đặng Thị Ngữ, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hiệp tặng quà động viên đảng viên Huỳnh Ngọc Nhuận nhân dịp kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9

Bà Đặng Thị Ngữ, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hiệp cho hay, từ một địa phương còn nhiều khó khăn, nay Tân Hiệp đã trở thành xã nông thôn mới với nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội; đặc biệt là quốc phòng an ninh. “Là địa phương đầu tiên được tỉnh lựa chọn xây dựng điểm mô hình “Dân quân nắm hộ gia đình nơi cư trú”; mô hình hiện được nhân rộng toàn tỉnh, được Quân khu 7 đánh giá cao. Trong thành công này, ông Huỳnh Ngọc Nhuận đóng góp lớn, luôn nỗ lực tuyên truyền, giáo dục, nâng nhận thức cho thế hệ trẻ của địa phương nhiều năm qua”, bà Ngữ nhấn mạnh.

Tìm hiểu thực tiễn chúng tôi được biết, dù tuổi cao, sức yếu nhưng tâm huyết với tuổi trẻ- thế hệ kế cận của Đảng nên ông Nhuận có mặt ở tất cả các chi, tổ hội phụ nữ, chi đoàn, chi hội cựu chiến binh các ấp để tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là tuổi trẻ chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong các hội trại tòng quân, ông chính là tấm gương trực tiếp giáo dục cho tuổi trẻ bằng những câu chuyện truyền thống từ chính hoạt động cách mạng của mình. Khi tuổi cao, ông tham gia kể chuyện, sinh hoạt trong hội cựu chiến binh, nói chuyện truyền thống trong các buổi sinh hoạt đoàn…nên tiếp động lực cho tuổi trẻ tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Vẫn hào khí cách mạng sôi nổi của những ngày tuổi trẻ đấu tranh, ông Nhuận kể kỷ niệm mà ông nhớ nhất thời kỳ bị đế quốc giam cầm tại nhà lao Phú Quốc, ông là một trong 27 cựu chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày được Đảng ủy nhà tù chỉ đạo vượt ngục thành công trở về với cách mạng. Đêm 12-5-1971- đêm mà Đảng ủy nhà tù quyết định cho ông cùng 26 đồng đội vượt ngục trở về với cách mạng trong điều kiện bị tên phản bội chỉ điểm sẽ là kỷ niệm ông không bao giờ quên.

Trong thời chiến ông và người em kết nghĩa đã dùng mật cá và mẩu bìa carton viết thư viết thư cho nhau hẹn ngày gặp lại. Cách đây vài năm ông đã trao lại cho Bảo tàng Phú Quốc để trưng bày.

Chính thực tiễn đấu tranh cách mạng phong phú của ông đã trở thành những bài học giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương. Trong buổi kể chuyện truyền thống cho tuổi trẻ cụm các xã khu vực lân cận mới đây, ông đã kể lại chính câu chuyện vượt ngục về với cách mạng của mình khiến nhiều người xúc động.

Tác giả: Nam Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây